Chắn Lục Bát là trò chơi đánh chắn dân gian được xây dựng thành phiên bản trò chơi online trực tuyến. Bài viết sau đây SUNWIN sẽ phân tích trò Chắn Lục Bát là gì, đánh chắn là gì, cách đánh chắn dễ hiểu dành cho người mới.
Chắn Lục Bát là gì?
Chắn Lục Bát là trò chơi đánh chắn online dân gian như ngoài đời thật. Người chơi Chắn Lục Bát sẽ được đánh Chắn đỉnh cao cùng bạn bè giống y như ngoài đời thật.
Chắn Lục Bát hỗ trợ giống chơi ngoài đời như bốc chỗ, đổi chỗ, chơi ghi điểm, chia gà, gà điểm, gà rộng, gà hẹp. Chia sẻ cước ù như là lèo tôm, vạn văn, thập thành, tám đỏ cùng bạn bè của mình trên mạng xã hội.
Đánh Chắn là gì?
- Chắn là một trò chơi bài dân gian rất phổ biến ở Việt Nam thời xưa và hiện nay cũng rất được yêu thích. Đánh Chắn là một trò chơi bài dùng cách đánh dựa trên trò chơi bài Tôm, gồm 120 lá. Đánh Chắn gồm có 2 phiên bản đó là Chắn Bí Tứ (bao gồm có 4 người chơi) và Chắn Bí Ngũ (bao gồm có 5 người chơi). Trong đó thì phiên bản chắn 4 người chơi được phổ biến nhất. Chính vì thế mà khi học chơi Chắn thông thường người học sẽ chọn chơi 4 người để học.
- Bộ bài dùng để chơi Chắn này có 120 lá. Các lá bài này được chia thành các loại khác nhau bao gồm là: Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu, Chi Chi. Mỗi loại bài thì sẽ gồm có 3 chất là Vạn, Văn, Sách. Đặc biệt là riêng bài Chi Chi thì sẽ không có sự phân chất. Các cây bài sẽ được ký hiệu bằng hình ảnh hoặc ký hiệu bằng chữ để giúp quá trình chơi được diễn ra dễ dàng.
Nguồn gốc trò chơi đánh Chắn
- Nguồn gốc của bài Chắn là trò Tổ Tôm. Tổ Tôm là một trò chơi bài lá dân gian phổ biến của người Việt Nam. Tổ Tôm được đọc chệch ra từ chữ “Tụ Tam”, có nghĩa là hội tụ của ba lại hàng Văn, Vạn và Sách.
- Trong các ngày Lễ Tết thì trò Tổ Tôm thường được nam giới và người già chơi vì nó có một số luật khá khó, nhiều nước biến hoá, thanh niên và phụ nữ thời xưa thường ít chơi trò này.
- Cũng có một số tài liệu cho rằng trò chơi Tổ Tôm xuất phát từ nước Nhật Bản do các hình vẽ đều là hình vẽ theo kiểu của Nhật, theo lối tranh mộc bản (Mokuhan) đơn giản, tất cả các nhân vật đều mặc kimono thời Edo. Trong số các quân bài Tổ Tôm thì có 18 hình đàn ông, 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Còn có các hình cá chép, trái đào, thành, thuyền cũng là những hình ảnh mang đậm nét của người Nhật Bản. Nhưng mà cũng có nhiều người không đồng ý vì thực tế thì người Nhật Bản không hề biết đến chơi Chắn mà chỉ có người Việt chơi thôi.
- Người Trung Quốc cũng bảo bài Tổ Tôm là từ Trung Quốc. Các trang phục của hình vẽ trong bộ bài thuộc thời Đường là thời văn hóa thịnh đạt nhất, nguyên thủy bộ bài làm bằng thẻ tre, sau này mới làm bằng giấy cho tiện chơi.
- Bài Tổ Tôm có 120 quân bài bao gồm có 3 hàng Vạn, Văn, Sách. Các hàng quân bài này được người sáng tạo bài Chắn viết bằng chữ Nho và cách nhận biết 3 hàng quân này cũng khá dễ dàng, đó là cứ học theo câu “Vạn vuông, Văn chéo, Sách loằng ngoằng”, tưởng tượng theo hình ảnh cho dễ nhìn, bên phải các quân bài thì có chữ số từ Nhất đến Cửu.
- Loại quân đặc biệt có tên gọi đó là Thang Thang, Lão và Chi Chi. Các quân bài đều có hình minh họa, có thể ghi nhớ bằng hình ảnh nếu như không thuộc được hết chữ Nho. Bài Tổ Tôm cũng được làm bằng bìa, mặt sau giống hệt nhau để tránh lộ bài của nhau.
- Từ thể loại bài Tổ Tôm phức tạp và rắc rối này thì bài Chắn ra đời dựa trên sự đơn giản hóa và có sự cải tiến từ bộ bài và luật chơi của Tổ Tôm.
- Như vậy thì đến nay có thể khẳng định chắc chắn rằng bộ bài chắn là 1 biến thể của bài tổ tôm. Tổ tôm thì là do người Trung Quốc, Nhật Bản hay do ông cha Việt Nam ta sáng tạo ra thì vẫn còn là điều bí ẩn chưa có lời giải đáp.
Những thuật ngữ khi chơi bài Chắn mà bạn nên biết
Khi chơi game bài Sunwin và chơi đánh Chắn thì người chơi thường sử dụng những thuật ngữ riêng để giao tiếp với nhau trong khi chơi. Người chơi muốn tham gia vào ván bài một cách suôn sẻ, dễ hiểu, dễ chơi thì cần phải nắm được các thuật ngữ này.
- Chắn: Nghĩa là 2 quân bài có phần chất và phần số giống nhau.
- Cạ: Nghĩa là 2 cây bài có cùng phần số nhưng mà khác chất.
- Què: Nói tới những lá bài lẻ không xếp được thành Chắn hoặc thành Cạ.
- Chì: Chỉ người chơi có quyền ăn hay là nhường cửa. Người chơi Chì cũng được ưu tiên là bốc bài trước.
- Ăn: Người chơi thấy bài dưới chiếu có thể kết hợp được với bài mình đang giữ mà tạo thành Chắn hay Cạ thì có thể ăn lá đó về mình.
- Chiếu (Chíu): Dưới chiếu xuất hiện 1 lá bài giống y hệt với 3 lá bài trên tay mà bạn đang sở hữu. Lúc này thì bạn sẽ được ăn quân đó bất kể là cửa nào và bất kể do ai bốc được.
- Trả Cửa: Là khi chiếu bài ở cửa của người khác thì bạn phải bỏ lại 1 lá bài khác vào thế chỗ của lá đó.
- Ù: Chỉ trường hợp người chơi bốc được 1 lá từ bài nọc có thể kết hợp thành Chắn hoặc thành Cạ. Lưu ý là để Ù người chơi cần phải có tới 10 bộ Chắn hoặc Cạ. Trong đó thì Chắn ít nhất phải đạt 6 bộ.
- Ù đè: Nếu có 2 người chơi cùng chờ 1 quân để Ù thì người chơi ngồi ở vị trí gần cửa bốc nhất sẽ là người chơi được ưu tiên Ù trước.
Học cách đánh Chắn đơn giản
Số lượng người chơi chắn
Tùy vào bàn chơi của bạn là Bí Tứ hay là Ngũ Tứ mà số lượng người chơi Chắn sẽ có sự dao động. Nếu bạn chơi đánh Chắn Bí Tứ thì số lượng người chơi trên bàn sẽ là 4 người chơi. Nếu bạn có 5 người chơi thì sẽ chơi theo kiểu Bí Ngũ. Ngoài ra thì sẽ không thể hợp thành 1 bàn chơi Chắn được.
Cách chia bài Chắn
Mỗi người chơi trong bàn Chắn thì sẽ được người cầm Cái chia cho 4 lá bài. Phần còn dư trong bộ sẽ được giữ lại, gọi là bài nọc, là bài chung cho tất cả người chơi trong bàn chơi cùng bốc.
Những hành động được làm trong một ván chơi Chắn
Khi bắt đầu một ván chơi Chắn thì những người chơi sẽ có các hành động được làm như sau:
- Cửa chì: Cửa chì sẽ được tính theo thứ tự từ trái qua phải. Cửa chì là cửa mà bạn sẽ được ưu tiên ăn quân trong đánh Chắn.
- Bốc Nọc: Nghĩa là người chơi sẽ bốc 1 lá bài từ trong xấp bài Nọc và đặt ngửa nó vào cửa chì.
- Ăn Quân: Nếu có quân dưới chiếu hợp được với quân trên tay của bạn và tạo thành Chắn hoặc Cạ thì bạn có thể ăn được quân đó.
- Chíu: Đó là ăn quân dưới chiếu để ghép quân đó vào tay bài còn thiếu của mình đang có.
- Ù: Khi 19 quân của mình (gồm cả những quân Ăn được) hợp với 1 quân vừa bốc được từ bài nọc (bất kỳ ai bốc được) thành 10 bộ (Chắn hoặc là Cạ), trong đó có ít nhất là 6 Chắn (Chíu được tính là 2 chắn).
Các lỗi phạt khi đánh Chắn
- Đương nhiên không phải hành động nào trong trò chơi đánh Chắn cũng là hợp lệ. Để hạn chế bị phạm quy và mất tiền oan khi chơi đánh Chắn thì bạn cần ghi nhớ các lỗi phạt sau đây.
- Lỗi treo tranh: Nếu mà bỏ Chắn ăn Cạ mà bị phát hiện thì sẽ ghép vào lỗi treo tranh.
- Chíu được nhưng mà lại không chíu mà ăn thường thì đây là lúc người chơi Chắn không hạ được 4 quân đầy đủ của Chíu xuống.
- Lấy quân chọn cạ: Người chơi sẽ lấy 1 quân trong hàng cạ sẵn để ăn cạ.
- Ăn cạ nhờ quân chờ: Người chơi lấy 1 quân chờ ù để mà ăn cạ.
- Ăn cạ nhờ quân chắn: Người chơi sẽ lấy 1 quân chắn có sẵn để ăn cạ.
Các lỗi phải đền trong trò đánh Chắn
Trong khi chơi Chắn sẽ có những lỗi nếu phạm phải thì người chơi sẽ bị đền làng. Vì vậy mà các bạn cần lưu ý tránh các trường hợp này khi chơi sau đây.
- Bỏ ăn chắn rồi lại ăn chắn: Trước đó bạn đã bỏ ăn chắn rồi nhưng mà sau đó lại đòi ăn.
- Bỏ ăn chắn rồi lại ăn cạ: Trước đó bạn đã bỏ ăn chắn nhưng mà sau đó lấy 1 quân ra để ăn cạ.
- Bỏ quân cạ để ăn cạ: Trước đó bạn đã bỏ ăn cạ nhưng mà xong lấy 1 quân để ăn cạ.
- Bỏ quân chắn rồi lại đánh chắn: trước đó đã bỏ không ăn nhưng mà sau đó lại đánh đúng con đó.
- Ăn cạ rồi lại đánh cạ: đã đánh 1 cạ trước đó nhưng mà lại đi ăn cạ khác.
- Lỗi xé cạ ăn cạ: Xé ra một quân cạ để đánh nhưng mà sau đó lại dùng quân hàng đó để ăn cạ.
- Lỗi đánh trùng ăn trùng: đã đánh 1 quân trước đó nhưng mà sau lại ăn đúng quân đó.
- Đánh trùng chắn: trước đó đã đánh chắn nhưng mà sau đó lại tiếp tục đánh chắn nữa.
Cước sắc trong chơi chắn
Trong chơi chắn khi Ù nếu như bài ù có những điểm đặc biệt thì sẽ được ăn thêm tiền, điểm đặc biệt này được gọi là Cước. Người chơi nên nhớ những cước bên dưới để có cách xướng ù khi kết thúc ván chắn, đây là điều quan trọng đối với những người mới học đánh chắn.
- Xuông: khái niệm ù rộng và không có cước sắc gì, lúc này có thể hạ bài và không cần xướng.
- Thông: Nghĩa là ù tiếp sau khi ván liền trước vừa ù.
- Chì: Nghĩa là ù tại cửa chì của mình.
- Thiên ù: ù khi đã lên đủ bài 10 tổ hợp chắn, cạ và sẽ có đủ ít nhất 6 chắn. Trường hợp này sẽ chỉ rơi vào người chơi nào có cái.
- Địa ù: Nghĩa là chỉ ù quân bài nọc đầu tiên hoặc chíu địa ù quân bài người chơi khác đánh khi chưa bốc nọc (ở nhiều nơi chỉ cho phép khi chưa qua vòng đầu tiên).
- Tôm: Là trên bài ù có bộ ba: tam vạn, tam sách, thất văn (tối đa có 4 tôm).
- Lèo: Là để chỉ chi trên bài ù có bộ ba: cửu vạn, bát sách, chi chi (tối đa có 4 lèo).
- Bạch định: Là bài ù toàn quân đen.
- Tám đỏ: Là bài ù có đúng 8 quân đỏ.
- Kính tứ chi: Là bài ù có 4 con chi chi đỏ còn lại toàn quân đen.
- Thập thành: Nghĩa là bài ù có đủ 10 chắn.
- Thiên khai: Nghĩa là chỉ bài ù ngay khi lên bài có sẵn 4 quân giống nhau.
- Ăn bòn: Là bộ bài ù có 1 chắn bất kỳ hạ xuống ăn thành 2 chắn giống nhau.
- Ù bòn: Là để chỉ cây ù cũng chính là cây ăn bòn.
- Có chíu: Nghĩa là bài ù có chíu.
- Chíu ù: Là để chỉ cây ù cũng chính là cây chíu.
- Bạch thủ ù chi (bạch thủ chi): Để chỉ bài ù bạch thủ cây chi chi.
- Hoa rơi cửa phật: Để chỉ bài ù chì bạch thủ quân nhị vạn khi trên chiếu ăn 1 chắn ngũ vạn. Người chơi cần lưu ý khi mà xướng cước này thì không được xướng cước chì, bạch thủ nữa.
- Cá lội sân đình: Là chỉ bài ù chì bạch thủ quân bát vạn khi trên chiếu ăn 1 chắn ngũ vạn. Lúc này nếu xướng cước này cũng không được xướng cước chì, bạch thủ nữa.
- Nhà lầu xe hơi hoa rơi cửa phật: Này là để chỉ khi ù, bài trên tay có chắn ngũ vạn (nhà lầu), chắn tứ vạn (hình cái xe), chì bạch thủ nhị vạn (hoa đào).
- Ngư ông bắt cá: Là để chỉ khi ù, bài trên tay người chơi có chắn chi chi (ngư ông), chắn ngũ sách (thuyền), chì bạch thủ bát vạn (cá)
- Cá vọt mạn thuyền: Là để chỉ (Dưới chiếu có ngũ thuyền, ù chì bạch thủ bát cá).
- Cuốc đất trồng hoa: Là để chỉ (Dưới chiếu có lục vạn (cầm cuốc), ù chì bạch thủ nhị hoa đào).
Khi kết thúc ván chơi Chắn thì tính điểm sẽ trực tiếp quy đổi ra tiền. Số tiền người chơi ăn được sẽ tùy thuộc vào số điểm, dịch mà mình có. Bên cạnh đó thì bạn còn phải hạ bài cho làng kiểm tra, nếu phát hiện gian lận, báo sai thì sẽ bị thu lại tiền không được ăn nữa.
Bài viết trên đây đây đã giải đáp cho bạn về Chắn Lục Bát là gì? Cách đánh chắn đơn giản dễ hiểu, mong rằng sẽ giúp ích được cho bạn. Ngoài ra thì chơi đánh Chắn online hiện nay được rất nhiều người yêu thích, các bạn có thể tìm đến các cổng game chơi bài trực tuyến để chơi bất cứ khi nào bạn thích nhé. Sunwin là một trong những cổng game chơi bài được nhiều người yêu thích, các bạn có thể tham khảo ở đây nhé.
Chia sẻ mẹo chơi game cờ tướng online miễn phí, ăn tiền thật